BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
CHUYÊN NGÀNH: CẤP THOÁT NƯỚC
- THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1. Giới thiệu về chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo chuyên ngành Cấp thoát nước thuộc ngành Kỹ thuật cấp thoát nước của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đào tạo các kỹ sư Cấp thoát nước có trình độ đại học với kiến thức tổng hợp để có thể đảm nhận được các công tác thiết kế, thi công, giám sát, lập dự án, tính toán khối lượng dự toán công trình, nghiên cứu và học tập nâng cao về kỹ thuật các công trình cấp thoát nước.
Chương trình đào tạo trang bị các kiến thức cốt lõi tương đồng với ngành Kỹ thuật cấp thoát nước được đào tạo tại các nước tiên tiến trên thế giới, có tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học đáp ứng quy định trình độ đại học nhận văn bằng kỹ sư của Chính phủ và Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam. Chương trình đào tạo được xây dựng có sự tham khảo các chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng của các Trường sau: Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Thủy Lợi, Khoa Xây dựng-trường đại học MISI, Liên Bang Nga…
Năm 2022, chương trình đào tạo chuyên ngành Cấp thoát nước được rà soát, điều chỉnh tiếp cận CDIO, đáp ứng chuẩn đầu ra, yêu cầu của xã hội, được tăng cường trang bị các kỹ năng làm việc nhóm, thực hành, khả năng tự học, cập nhật kiến thức để sinh viên sau khi ra Trường có khả năng hội nhập vào các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng với các yêu cầu của nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước, khu vực và thế giới.
Chương trình đào tạo được xây dựng nhằm trang bị kiến thức cơ bản, cơ sở rộng và sâu, kiến thức chuyên ngành rộng và trang bị kiến thức tin học chuyên ngành sẽ đáp ứng nhanh chóng yêu cầu tiếp cận các công nghệ mới trong sản xuất và quản lý.
Chương trình đào tạo đại học kỹ sư Kỹ thuật cấp thoát nước được điều chỉnh năm 2022 nhằm mục đích phát triển ngành đạt tiêu chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao trình độ, bám sát thực tiễn và thực tế hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường.
Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra Trường có việc làm ngay trong vòng năm đầu tiên đạt 100%.
Đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm thực tế bao gồm nhiều giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy và làm ở nước ngoài.
Cơ sở vật chất các phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy trang bị hiện đại, nhiều thiết bị đạt chuẩn quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức lý thuyết và thực hành. Các môn học chuyên ngành có sự tham gia giảng dạy từ các chuyên gia đang làm việc thực tế tại doanh nghiệp.
Sinh viên được khoa giới thiệu làm việc bán thời gian hoặc thực tập, tập sự nghề tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng để tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Phương pháp đào tạo tiếp cận chuẩn quốc tế giúp sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng để học tập các bậc học cao hơn trong và ngoài nước.
Sinh viên đạt được nhiều giải thưởng cao trong nghiên cứu khoa học và làm đồ án tốt nghiệp.
Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cấp thoát nước, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:
Kỹ năng tin học: Nắm bắt được tin học cơ sở và vận dụng thành thạo tin học ứng dụng chuyên ngành trong công việc.
Kỹ năng ngoại ngữ: tiếng Anh TOEIC 450 điểm (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương)
Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên. Có kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành: nguyên lý thiết kế kiến trúc, cơ học, thủy lực, hóa nước-vi sinh , hệ thống kỹ thuật hạ tầng, kinh tế xây dựng, hệ thống điện, quản lý chất thải rắn, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp thoát nước công trình xây dựng, tổ chức và giải pháp thi công… Có khả năng thiết kế, thi công, giám sát, tư vấn, quản lý xây dựng các công trình cấp thoát nước đô thị, công nghiệp và nông thôn. Có năng lực phát hiện, giải quyết sáng tạo các vấn đề liên quan đến chuyên môn trong lĩnh vực cấp thoát nước, môi trường và hạ tầng kỹ thuật.
1.2. Thông tin chung về chương trình đào tạo
Tên chương trình đào tạo (tiếng Việt): Cấp thoát nước
Tên chương trình đào tạo (tiếng Anh): Watse and water supply Engineering
Mã ngành đào tạo: 7580213
Bậc trình độ theo khung trình độ quốc gia Việt Nam: 7
Đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Tên văn bằng: Kỹ sư
Thời gian và hình thức đào tạo: 4,5 năm – chính quy
Ngôn ngữ giảng dạy chính: tiếng Việt
Ngôn ngữ dùng để đánh giá: tiếng Việt
Khoa quản lý: Khoa Kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị (Khoa đô thị)
Điều kiện tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp PTTH được xét tuyển theo quy định hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, và đề án tuyển sinh hằng năm của Nhà trường.
- MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
2.1. Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu chiến lược của Trường, Khoa, ngành
Đảm nhiệm công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật các ngành kinh tế – xã hội của đất nước ở trình độ đại học và sau đại học, đặc biệt là kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, kỹ thuật hạ tầng đô thị và quản lý đô thị;
Là trung tâm đi đầu trong việc nghiên cứu giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực cấp thoát nước, môi trường và hạ tầng kỹ thuật;
Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đào tạo, khoa học công nghệ có chất lượng cao phục vụ yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước theo hướng hội nhập quốc tế.
2.2. Triết lý giáo dục và chiến lược dạy học của ngành đào tạo
Người học được đào tạo, bồi dưỡng toàn diện đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Hướng tới xây dựng cho người học một nền tảng kiến thức rộng, hình thành những kĩ năng cần thiết để vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau; đồng thời có chuyên môn sâu ở một lĩnh vực nhất định.
Người học được phát triển tư duy độc lập, sáng tạo; làm cơ sở để tạo ra những sáng kiến, cải tiến và phát minh khoa học trong nghiên cứu, dạy học và công việc. Kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết với thực hành đóng vai trò quan trọng trong đào tạo, những kiến thức tiếp nhận từ nhà trường được vận dụng hiệu quả, linh hoạt vào hoạt động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
2.3. Mục tiêu của chương trình
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực cấp thoát nước. Sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành Cấp thoát nước có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất sau:
– Hiểu biết về kinh tế, chính trị; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo;
– Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
– Nắm vững kiến thức cơ bản nghề nghiệp, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
– Nắm vững các kiến thức cơ sở và chuyên ngành của lĩnh vực Cấp thoát nước; có trải nghiệm thực tế nhằm vận dụng hiệu quả và từ đó phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, có khả năng tự học và tự nghiên cứu;
– Phát triển các kỹ năng về ngoại ngữ trong học tập, nghiên cứu, và giao tiếp;
– Có tinh thần làm việc nhóm, tập thể và thái độ chuyên nghiệp, chuẩn bị khả năng làm việc trong môi trường hiện đại và hội nhập khu vực, quốc tế;
– Hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường, quá trình sang tạo, năng lực thực hành nghề nghiệp (theo hướng CDIO).
- CHUẨN ĐẦU RA
3.1. Kiến thức
- Khối kiến thức giáo dục đại cương
– Có kiến thức cơ bản về khoa học Tự nhiên, khoa học Xã hội và nhân văn theo đúng yêu cầu của chương trình khung thuộc chuyên ngành đào tạo.
– Có kiến thức về những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, có trình độ lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Có kiến thức chung về Pháp luật, an ninh quốc phòng và giáo dục thể chất. Đủ sức khỏe để hoạt động trong các lĩnh vực mà chuyên môn yêu cầu.
– Có các kiến thức cơ bản về máy tính, tin học đại cương và một số phần mềm cơ bản khác;
– Có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Pháp) theo chương trình khung.
- Kiến thức chung về ngành
– Nắm vững kiến thức chung của ngành Kỹ thuật cấp thoát nước như: vẽ kỹ thuật, kiến trúc công trình, quy hoạch đô thị, vật liệu xây dựng, trắc địa, kỹ thuật điện, thủy lực… để đáp ứng khả năng học tập suốt đời hoặc phát triển sang các ngành khác cùng khối kỹ thuật.
– Có các kiến thức về các chỉ tiêu môi trường, chỉ tiêu môi trường nước; các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu này;
– Có các kiến thức về quy hoạch kỹ thuật hạ tầng đô thị (hệ thống giao thông, quy hoạch chiều cao) làm cơ sở đề xuất, phân tích, đánh giá và lựa chọn các giải pháp thiết kế hệ thống cấp nước, thoát nước đô thị;
– Có các kiến thức về thiết bị điện, hệ thống điện, cung cấp điện, tự động hóa làm cơ sở cho việc lựa chọn, các giải pháp thiết kế công trình đơn vị trong hệ thống cấp nước, thoát nước đô thị và công trình.
– Có kiến thức về hệ thống các tiêu chuẩn, quy định ngành nghề có liên quan đến chuyên ngành đào tạo.
- Kiến thức cơ sở ngành
– Có kiến thức về thủy lực, thủy văn, máy thủy lực, kết cấu, địa chất công trình, kỹ thuật hạ tầng đô thị phục vụ cho việc tính toán, thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước;
– Có kiến thức về các nguyên lý cơ bản liên quan đến quá trình hóa lý, sinh hóa, sinh học phục vụ cho việc đề xuất, phân tích, đánh giá các công nghệ xử lý nước; thiết kế, vận hành, bảo dưỡng các công trình trong trạm xử lý nước.
– Có kiến thức về vẽ kỹ thuật, trắc đạc, bản đồ trong thiết kế các công trình đơn vị của hệ thống cấp nước, thoát nước;
– Có các kiến thức cơ bản về quy hoạch đô thị, các loại đô thị, các tiêu chí của đô thị, sự phát triển đô thị làm cơ sở đánh giá, đề xuất các giải pháp về giải pháp thiết kế và quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là các hệ thống cấp nước, thoát nước đô thị;
– Có các kiến thức cơ bản về kiến trúc, kết cấu của các công trình xây dựng làm cơ sở lựa chọn, tính toán các công trình kỹ thuật (cấp nước, thoát nước) cho công trình.
- Kiến thức chuyên ngành
– Có các kiến thức về đề xuất, phân tích lựa chọn giải pháp hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước;
– Có các kiên thức về đề xuất, phân tích lựa chọn giải pháp thiết kế từng công trình đơn vị trong hệ thống cấp nước (nguồn nước, mạng lưới cấp nước, công trình thu nước, trạm xử lý nước, trạm bơm cấp nước; trong hệ thống thoát (mạng lưới thoát nước, trạm bơm thoát nước, trạm xử lý nước thải…);
– Có kiến thức về tính toán, thiết kế hệ thống cấp thoát trong công trình xây dựng và đô thị;
– Có kiến thức về quản lý, bảo dưỡng, vận hành hệ thống cấp thoát nước đô thị và công trình, đảm bảo hiệu quả, tối ưu;
– Có kiến thức về tổ chức thi công các công trình trong hệ thống cấp thoát nước đô thị và công trình…
3.2. Kỹ năng
- Kỹ năng nghề nghiệp
– Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
– Có kỹ năng chuyên môn và phẩm chất cá nhân cần thiết xử lý các công việc chuyên môn và nghiên cứu độc lập.
– Có kỹ năng tính toán, phân tích và lựa chọn giải pháp công nghệ hợp lý cho hệ thống cấp thoát nước đô thị, công nghiệp và nông thôn.
– Có kỹ năng xử lý tình huống công tác, sử dụng các tài liệu, các qui chuẩn, tiêu chuẩn, qui phạm chuyên ngành.
– Có kỹ năng cơ bản để tham gia quản lý, vận hành khai thác các dự án xây dựng công trình chuyên ngành cấp thoát nước.
– Có kỹ năng lập báo cáo, thể hiện triển khai đồ án và dự án chuyên ngành cấp thoát nước.
- Kỹ năng mềm
– Kỹ năng tự chủ: Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý; Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc; Học và tự học, tự nghiên cứu suốt đời; Phân tích được phẩm chất của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi.
– Kỹ năng làm việc nhóm: Xây dựng, tổ chức, điều hành nhóm làm việc hiệu quả; Liên kết được các nhóm; Phối hợp được với các kỹ sư ngành gần cùng thực hiện trong một dự án, đề tài.
– Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Tổ chức, phân công công việc trong đơn vị; Đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể; Liên kết được với các đối tác, doanh nghiệp, cơ quan quản lý chủ yếu.
– Kỹ năng giao tiếp: Sắp xếp được ý tưởng, nội dung giao tiếp; Giao tiếp được bằng văn bản, qua thư điện tử/các phương tiện truyền thông; Khả năng thuyết trình, trình bày lưu loát; Có kỹ năng tư vấn cho khách hàng, trao đổi và chia sẻ với đồng nghiệp…
– Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ: Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
– Kỹ năng và thái độ làm việc chuyên nghiệp.
3.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Có trách nhiệm với xã hội
– Tuân theo pháp luật.
– Sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro.
– Chăm chỉ, kiên trì.
3.4. Vị trí việc làm
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Cấp thoát nước có thể làm được ở các lĩnh vực, vị trí sau:
– Quy hoạch, tư vấn lập dự án, thiết kế hệ thống cấp thoát nước đô thị, khu công công nghiệp và nông thôn;
– Quản lý dự án, tổ chức thi công, giám sát xây dựng các công trình, hệ thống cấp thoát nước đô thị, khu công nghiệp và nông thôn;
– Quản lý, vận hành, khai thác các công trình cấp thoát nước đô thị, khu công nghiệp và nông thôn;
– Tham gia xây dựng các văn bản pháp lý về thiết kế, quản lý, vận hành hệ thống cấp thoát nước tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp;
– Tham gia đào tạo các kỹ sư, công nhân chuyên ngành cấp thoát nước tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước;
– Tham gia nghiên cứu khoa học tại các cơ sở nghiên cứu về lĩnh vực cấp thoát nước;
– Tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn (sau đại học) tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
– Tham gia làm việc tại các Hội nghề nghiệp (Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam…) có liên quan để tham mưu, tư vấn cho các cấp quản lý Nhà nước và các tổ chức nước ngoài.
– Yêu cầu kết quả thực hiện công việc: Các kỹ sư tốt nghiệp ra trường nắm bắt được tốt các kiến thức cơ bản về chuyên ngành; hiểu và áp dụng được các kiến thức chuyên sâu; bước đầu tiếp cận được với các kiến thức, nhận thức của các công trình thực tế…
- NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CTĐT
4.1. Cấu trúc và kế hoạch thực hiện
* CTĐT được cấu trúc thành các phần chính: Giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, khối kiến thức bổ trợ và khối học phần tốt nghiệp. Giáo dục đại cương trang bị cho người học kiến thức cơ bản để giúp người học phát triển bản thân, hình thành các kỹ năng, sẵn sàng tiếp cận phần giáo dục chuyên nghiệp trong lĩnh vực Cấp thoát nước và môi trường.
– Khối kiến thức Giáo dục đại cương gồm: Lý luận chính trị và Pháp luật đại cương, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh theo qui định chung, Ngoại ngữ, Toán và khoa học cơ bản, Công nghệ thông tin. Tùy theo từng yêu cầu cụ thể, Cơ sở đào tạo có thể xây dựng các HP nhằm trang bị cho người học kiến thức đại cương phù hợp với định hướng chuyên môn và mục tiêu của CTĐT khối ngành Kỹ thuật Cấp thoát nước.
– Giáo dục chuyên nghiệp trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm để đáp ứng mục tiêu phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực Cấp thoát nước và môi trường. Khối kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp bao gồm Kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành và kiến thức tự chọn theo định hướng chuyên ngành, phù hợp với nhu cầu học tập đa dạng của người học.
+ Khối kiến thức bổ trợ nhằm phát triển kỹ năng cá nhân, cung cấp kiến thức liên quan đến quản lý, kinh tế, khởi nghiệp.
+ Khối học phần (HP) tốt nghiệp bao gồm thực tập tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp giúp người học trải nghiệm thực tế, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề về hệ thống cấp nước, thoát nước cho một đô thị, khu công nghiệp hoặc nông thôn.
Khung CTĐT chuyên ngành Cấp thoát nước
Tổng số tín chỉ |
155 tín chỉ |
Giáo dục đại cương |
36 tín chỉ |
Giáo dục chuyên nghiệp |
119 tín chỉ |
Kiến thức cơ sở ngành |
48 tín chỉ + Cung cấp các kiến thức cơ sở ngành và chuyên sâu phù hợp với mục tiêu của CTĐT. + Có 01 HP thực tập công nhân 3 TC. + Các HP trong khối kiến thức cơ sở ngành là các HP bắt buộc. |
Kiến thức chuyên ngành |
71 tín chỉ + Có các học phần Đồ án môn học chuyên ngành, mỗi Đồ án tối thiểu 2 TC. + Khối kiến thức tự chọn cung cấp kiến thức liên ngành/đa lĩnh vực, kiến thức chuyên ngành định hướng nghề nghiệp cho người học. + Tăng thời lượng thực hành học phần thực tập tốt nghiệp 5 TC. |
Đồ án tốt nghiệp |
Đảm bảo tối thiểu 10 TC – Yêu cầu kết hợp kiến thức, kỹ năng của các học phần, tích hợp, tổng hợp các kiến thức đã học. – Tiếp cận với các công trình thực tế có liên quan đến chuyên ngành. |
* Kế hoạch thực hiện: Chương trình đào tạo được phân bổ thành 9 học kỳ (4,5 năm); ngoài các học kỳ chính, người học có thể đăng ký học thêm, học lại, học cải thiện thông qua học kỳ phụ…theo thông báo và quy định của Nhà trường.
4.2. Tổ chức thực hiện
– Ban chủ nhiệm Khoa, các bộ môn trực thuộc Khoa và các đơn vị trực thuộc trường có liên quan thực hiện hoặc phối hợp thực hiện;
– Chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Cấp thoát nước sau khi được Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường trình Hiệu trưởng công bố sẽ được đăng công khai trên trang chủ (website) của Nhà trường, công bố tại các Khoa, bàn giao cho phòng Thành tra-Đảm bảo chất lượng quản lý.
- PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ
5.1. Quy trình đánh giá
– Quy trình đánh giá kết quả học tập theo học phần:
Bước |
Nội dung |
Người thực hiện |
1 |
– Chốt danh sách học phần đủ điều kiện học tập; – Thực hiện công tác giảng dạy theo thời khóa biểu;
|
– Phòng Đào tạo
– Bộ môn, giảng viên phụ trách |
2 |
– Đánh giá quá trình học tập, chấm điểm quá trình học tập; – Xét điều kiện dự thi hết học phần |
– Giảng viên phụ trách, Bộ môn |
3 |
Nộp và nhập điểm quá trình |
– Giảng viên phụ trách – Phòng Thanh tra, Khảo thí và đảm bảo chất lượng |
4 |
Tổ chức thi hết học phần (theo quy định của Nhà trường) |
– Giảng viên phụ trách – Bộ môn – Phòng Thanh tra, Khảo thí và đảm bảo chất lượng |
5 |
Thông báo điểm cho sinh viên |
– Phòng Thanh tra, Khảo thí và đảm bảo chất lượng |
6 |
Phúc tra, phúc khảo bài thi (theo quy định của Nhà trường) |
– Giảng viên phụ trách – Bộ môn – Phòng Thanh tra, Khảo thí và đảm bảo chất lượng |
– Quy trình đánh giá kết quả học tập theo học kỳ:
Bước |
Nội dung |
Người thực hiện |
1 |
– Tổng hợp điểm trung bình học tập; – Tổng hợp điểm rèn luyện
|
– Phòng Đào tạo – Phòng CTCTSV – Phòng Thanh tra, Khảo thí và đảm bảo chất lượng – Khoa |
2 |
– Xét cảnh báo học tập cấp cơ sở |
– Khoa |
3 |
– Xét cảnh báo học tập cấp Trường |
– Ban giám hiệu; – Phòng Đào tạo; – Khoa |
4 |
– Tổng hợp, ra các quyết định cảnh báo học tập, xử lý học tập |
– Ban Giám hiệu – Phòng Đào tạo – Phòng Chính trị-công tác sinh viên – Phòng Thanh tra, khảo thí và đảm bảo chất lượng |
5 |
– Thông báo và triển khai tới sinh viên |
– Phòng Chính trị-công tác sinh viên – Khoa |
– Quy trình đánh giá kết quả học tập toàn khóa: theo Quy trình xét công nhận tốt nghiệp của Nhà trường
5.2. Hình thức, trọng số và các tiêu chí đánh giá
– Việc đánh giá kết quả học tập của người học phải được thiết kế phù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi khối kiến thức và CTĐT.
– Đánh giá kết quả học tập của người học phải dựa trên đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết làm cơ sở để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập, thúc đẩy nỗ lực và hỗ trợ tiến bộ của người học, cải tiến CTĐT và tổ chức thực hiện CTĐT.
– Các phương pháp đánh giá kết quả học tập cần phù hợp với đặc điểm học phần, phương pháp giảng dạy và bảo đảm tính đa dạng, độ tin cậy và sự công bằng.