Phần 1: Chuẩn đầu ra của Chuyên ngành Công nghệ cơ điện công trình
I. Giới thiệu chương trình đào tạo

  1. Giới thiệu chung
  • Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
  • Mã ngành: 7580210.2
  • Chuyên ngành: Công nghệ cơ điện công trình
  • Trình độ đào tạo: Đại học (kỹ sư)
  • Thời gian đào tạo: 4.5 năm
  • Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học
  1. Mục tiêu của chương trình
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ cơ điện công trình(trình độ Đại học theohướng tiếp cận CDIO)được thiết kế để hướng tới đào tạo kỹ sư tiên tiến, hội nhập với khu vực và quốc tế. Chuẩn bị cho các kỹ sư trong tương lai có thể thực hành nghề một cách có trách nhiệm; cung cấp các giải pháp sáng tạo và liên quan đến các vấn đề Công nghệ cơ điện công trình phức tạp; những đánh giá về đạo đức và chuyên môn nghiêm ngặt, để phát triển kỹ năng trong suốt cuộc đời nghề nghiệp và đáp ứng sang tạo với những nhu cầu thay đổi của xã hội. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Công nghệ cơ điện công trình có thể làm chủ các khái niệm, nguyên tắc, giải pháp thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy phạm…trong lĩnh vực công nghệ cơ điện công trình; hiểu những vấn đề liên quan đến thực hành chuyên môn.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
  • Hiểu biết về kinh tế, chính trị; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo;
  • Nắm vững kiến thức cơ bản nghề nghiệp, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
  • Nắm vững các kiến thức cơ sở và chuyên ngành của lĩnh vực Công nghệ cơ điện công trình, có trải nghiệm thực tế nhằm vận dụng hiệu quả và từ đó phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, có khả năng tự học và tự nghiên cứu;
  • Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
  • Phát triển các kỹ năng về ngoại ngữ trong học tập, nghiên cứu, và giao tiếp;
  • Có tinh thần làm việc nhóm, tập thể và thái độ chuyên nghiệp, chuẩn bị khả năng làm việc trong môi trường hiện đại và hội nhập khu vực, quốc tế;
  • Hiểu và ứng dụng được tin học cơ bản và tin học ứng dụng chuyên ngành;
  • Hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường, quá trình sáng tạo, năng lực thực hành nghề nghiệp (theo hướng CDIO).
  1. Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp
  • Người học sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ cơ điện công trình có thể làm được ở các lĩnh vực hoạt động như (i) Tư vấn thiết kế; (ii) Thi công, giám sát; (iii) Quản lý kỹ thuật, vận hành, khai thác; (iv) Đào tạo; (v) Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tại các cơ quan khác nhau, cụ thể như:
  • Quy hoạch, tư vấn lập dự án, thiết kế hệ thống cơ điện công trình;
  • Quản lý dự án, tổ chức thi công, giám sát xây dựng các công trình, hệ thống cơ điện công trình;
  • Quản lý, vận hành, khai thác các hệ thốngcơ điện;
  • Tham gia xây dựng các văn bản pháp lý về thiết kế, quản lý, vận hành hệ thống cơ điện công trình;
  • Tham gia đào tạo các kỹ sư, công nhân chuyên ngành công nghệ cơ điện công trình tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước;
  • Tham gia nghiên cứu khoa học tại các cơ sở nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ cơ điện công trình;
  • Tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn (sau đại học) tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
  • Tham gia làm việc tại các Hội nghề nghiệp lĩnh vực cơ điện công trình có liên quan để tham mưu, tư vấn cho các cấp quản lý Nhà nước và các tổ chức nước ngoài.
  • Yêu cầu kết quả thực hiện công việc: Các kỹ sư tốt nghiệp ra trường làm chủ được các kiến thức cơ bản về chuyên ngành; hiểu và áp dụng được các kiến thức chuyên sâu theo quy định của pháp luật và phù hợp điều kiện thực tế của Việt Nam; Nắm bắt tốt xu hướng phát triển công nghệ ngành của thế giới; Hoàn thiện và phát triển các kỹ năng nghề trên cơ sở tiếp cận được với các kiến thức, nhận thức của các công trình thực tế…

II. Chuẩn đầu ra của chương trình

  1. Về kiến thức
    1.1. Kiến thức chung giáo dục đại cương
    Sinh viên hoàn thành xong chương trình đào tạo phải đạt được chuẩn yêu cầu sau về khối kiến thức giáo dục đại cương:
  • Có kiến thức cơ bản về khoa học Tự nhiên, khoa học Xã hội và nhân văn theo đúng yêu cầu của chương trình khung thuộc chuyên ngành đào tạo;
  • Có kiến thức về những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, có trình độ lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Có kiến thức chung về Pháp luật, an ninh quốc phòng và giáo dục thể chất. Đủ sức khỏe để hoạt động trong các lĩnh vực mà chuyên môn yêu cầu;
  • Có các kiến thức cơ bản về máy tính, tin học đại cương và một số phần mềm cơ bản khác;
  • Có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Pháp) theo chương trình khung.
    1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
    1.2.1. Kiến thức cơ sở ngành
    Sinh viên hoàn thành xong chương trình đào tạo phải đạt được chuẩn yêu cầu sau về khối kiến thức cơ sở ngành:
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về thủy lực, thủy văn, máy thủy lực, kết cấu, kỹ thuật hạ tầng đô thị phục vụ cho việc tính toán, thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống cơ điện công trình;
  • Hiểu và vận dụng được các các kiến thức cơ bản về kiến trúc, kết cấu của các công trình xây dựng làm cơ sở lựa chọn, tính toán các công trình cơ điện (cấp nước, thoát nước, PCCC, điện, điều hòa…) cho công trình.
  • Hiểu và vận dụng được các các kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện, thiết bị điện, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật truyền thông, vật lý kiến trúc của công trình để làm cơ sở tính toán, thiết kế các hệ thống điện, điều hòa không khí, điện nhẹ cho công trình.
    1.2.2. Kiến thức ngành
    Sinh viên hoàn thành xong chương trình đào tạo phải đạt được chuẩn yêu cầu sau về khối kiến thức ngành:
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về các chỉ tiêu môi trường, chỉ tiêu môi trường nước; các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu này;
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống PCCC, hệ thống thang máy…làm cơ sở đề xuất, phân tích, đánh giá và lựa chọn các giải pháp thiết kế hệ thống cấp nước, thoát nước cho công trình;
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về quản lý chất thải rắn đô thị để làm cơ sở đề xuất, tính toán các hệ thống quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cơ điện trong công trình xây dựng và đô thị.
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về thông gió, cấp nhiệt, cấp ga…làm cơ sở lựa chọn, tính toán, thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống điều hòa không khí, hệ thống cấp ga và khí nén cho công trình.
    1.2.3. Kiến thức chuyên ngành
    Sinh viên hoàn thành xong chương trình đào tạo phải đạt được chuẩn yêu cầu sau về khối kiến thức chuyên ngành:
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về đề xuất, phân tích lựa chọn giải pháp thiết kế hệ thống điều hòa không khí
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về đề xuất, phân tích lựa chọn giải pháp thiết kế hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước;
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về đề xuất, phân tích lựa chọn giải pháp thiết kế hệ thống điện;
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về đề xuất, phân tích lựa chọn giải pháp thiết kế hệ thống thông tin;
  • Hiểu và vận dụng được cáckiến thức về đề xuất, phân tích lựa chọn giải pháp thiết kế hệ thống chiếu sáng;
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về đề xuất, phân tích lựa chọn giải pháp thiết kế hệ thống PCCC;
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thứcvà biết vận dụng kiến thức về tính toán, thiết kế từng hệ thống cơ điện trong công trình xây dựng và đô thị;
  • Hiểu và vận dụng được cáckiến thứcvà biết vận dụng kiến thức về quản lý, bảo dưỡng, vận hành hệ thống cơ điện trong công trình, đảm bảo hiệu quả, tối ưu;
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thứcvà biết vận dụng kiến thức về tổ chức thi công các công trình trong hệ thống cơ điện trong công trình…
    1.2.4. Đồ án tốt nghiệp
    Tổng hợp lại các kiến thức về cơ sở ngành và chuyên ngành thể hiện trong đồ án tốt nghiệp để đảm bảo có đầy đủ kiến thức để thiết kế được 1 trong các hệ thống sau:
  • Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước hoàn chỉnh cho một công trình dựa trên các cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn quy phạm và tiếp cận với công trình thực tế mà các doanh nghiệp đang khai thác, vận hành hoặc cho một dự án mới hoàn toàn.
  • Hệ thống cấp điện hoàn chỉnh cho một công trình dựa trên các cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn quy phạm và tiếp cận với công trình thực tế mà các doanh nghiệp đang khai thác, vận hành hoặc cho một dự án mới hoàn toàn.
  • Hệ thống thông tin liên lạc và quản lý công trình dựa trên các cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn quy phạm và tiếp cận với công trình thực tế mà các doanh nghiệp đang khai thác, vận hành hoặc cho một dự án mới hoàn toàn.
  • Hệ thống điều hòa không khí cho một công trình dựa trên các cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn quy phạm và tiếp cận với công trình thực tế mà các doanh nghiệp đang khai thác, vận hành hoặc cho một dự án mới hoàn toàn.
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho một công trình dựa trên các cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn quy phạm và tiếp cận với công trình thực tế mà các doanh nghiệp đang khai thác, vận hành hoặc cho một dự án mới hoàn toàn.
  1. Về kỹ năng
    Người học sau khi tốt nghiệp phải đạt được chuẩn yêu cầu sau về (i) Kỹ năng cứng và (ii) Kỹ năng mềm:
    2.1. Kỹ năng cứng
    2.1.1. Các kỹ năng nghề nghiệp
  • Ứng dụng được kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau để hoàn thiện công việc đặc thù chuyên ngành đòi hỏi;
  • Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; Biết cách triển khai năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
  • Hiểu được các vấn đề chuyên môn và phẩm chất cá nhân cần thiết xử lý các công việc chuyên môn và nghiên cứu độc lập;
  • Biết kỹ năng tính toán, phân tích và lựa chọn giải pháp công nghệ hợp lý cho hệ thống cơ điện công trình;
  • Biết xử lý tình huống công tác, sử dụng các tài liệu, các qui chuẩn, tiêu chuẩn, qui phạm chuyên ngành;
  • Có kỹ năng cơ bản để tham gia quản lý, vận hành khai thác các dự án xây dựng công trình chuyên ngành Công nghệ cơ điện công trình;
  • Biết cách lập báo cáo, thể hiện triển khai đồ án và dự án chuyên ngành Công nghệ cơ điện công trình.
    2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
  • Phát hiện, nhận thức, phản biện, bày tỏ chính kiến về vấn đề đang diễn ra và đề xuất, tiến hành triển khai các hoạt động giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn;
  • Liên kết nhiều nguồn lực khác nhau trong xu hướng liên ngành để thúc đẩy việc giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
    2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
  • Tìm kiếm, sưu tập tài liệu, phân tích nội dung văn bản, tài liệu liên quan;
  • Hình thành các giả thuyết khoa học;
  • Thực hiện các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng;
  • Sử dụng các phần mềm để phân tích, mô phỏng số liệu thống kê;
  • Sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm;
  • Biết cách kiểm định giả thuyết;
  • Biết triển khai ứng dụng nghiên cứu trong thực tiễn.
    2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
  • Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản liên quan đến chuyên ngành, tư duy chỉnh thể/ logic, tư duy phân tích đa chiều;
  • Biết kết hợp các kiến thức liên ngành để phát hiện vấn đề, mối tương quan giữa các vấn đề và tìm ra xu hướng phát triển của lĩnh vực nghiên cứu;
  • Biết xác định vấn đề ưu tiên và tìm ra cách giải quyết.
    2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
  • Hiểu và đánh giá bối cảnh xã hội và ngoại cảnh liên quan đến chuyên ngành, xác định được vai trò của các cử nhân quan hệ công chúng;
  • Biết lập kế hoạch và tìm phương án thích ứng với những biến đổi và đòi hỏi của công việc, tận dụng được kiến thức, kỹ năng của cá nhân để phát triển;
  • Phát hiện và biết tận dụng được tiến bộ trong sự phát triển của nghề nghiệp trên thế giới.
    2.1.6. Bối cảnh tổ chức
  • Nhận thức về bối cảnh của tổ chức và thích ứng với yêu cầu công việc trong các mô hình tổ chức khác nhau (chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp, trường học…);
  • Biết kết nối bằng truyền thông trong nội bộ tổ chức, góp phần hình thành văn hóa tổ chức, làm việc thành công trong tổ chức.
    2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
  • Biết vận dụng các khối kiến thức đa dạng và kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học và thực tập nghề nghiệp vào công việc sau khi ra trường;
  • Biết tổng kết các bài học về nghề nghiệp cho bản thân rút ra trong thực tiễn trên cơ sở đối chiếu với kiến thức đã được trang bị.
    2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
  • Biết phương pháp và vận dụng một cách sáng tạo kiến thức và kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học đại học;
  • Năng lực tham gia các hoạt động quản lý liên quan đến công việc chuyên môn đã được đào tạo;
  • Biết cách triển khai và tiếp tục tự đào tạo hoặc tham gia các khóa đào tạo nâng cao sau đại học.
    2.2. Kỹ năng mềm
    2.2.1. Các kỹ năng cá nhân
  • Biết sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý;
  • Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc;
  • Học và tự học, tự nghiên cứu suốt đời;
  • Phân tích được phẩm chất của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi.
    2.2.2. Làm việc theo nhóm
  • Xây dựng, tổ chức, điều hành nhóm làm việc hiệu quả;
  • Liên kết được các nhóm;
  • Phối hợp được với các kỹ sư ngành gần cùng thực hiện trong một dự án, đề tài.
    2.2.3. Quản lý và lãnh đạo
  • Biết tổ chức, phân công công việc trong đơn vị;
  • Biết dánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể;
  • Biết liên kết được với các đối tác, doanh nghiệp, cơ quan quản lý chủ yếu.
    2.2.4. Kỹ năng giao tiếp
  • Biết sắp xếp được ý tưởng, nội dung giao tiếp;
  • Giao tiếp được bằng văn bản, qua thư điện tử/các phương tiện truyền thông;
  • Biết cách thuyết trình, trình bày lưu loát;
  • Có kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân: tư vấn cho khách hàng, trao đổi và chia sẻ với đồng nghiệp…
    2.2.5. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
  • Tiếng Anh đạt TOEIC 450 điểm, TFC 30, các thứ tiếng khác được đối chiếu tươngđương;
  • Ngoại ngữ chuyên ngành:Hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
    2.2.6. Các kỹ năng mềm khác
    Sử dụng thành thạo các phần mềm thông dụng (Autocad, Word, Excel, Power Point, Spss…); phần mềm chuyên ngành (Revit, Water Cad, BIM, …)
  1. Về phẩm chất đạo đức
    3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
  • Sẵn sàng đương đầu với khó khăn;
  • Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo, chịu khó học hỏi;
  • Cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp.
    3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
  • Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cơ quan/ tổ chức/ hội nghề nghiệp đã đề ra;
  • Tận tâm, tận lực, trung thực và trách nhiệm;
  • Tác phong làm việc chuyên nghiệp;
  • Văn hóa ứng xử của nhân viên, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành Công nghệ cơ điện công trình;
  • Phát hiện, tố giác các việc làm sai trái của cá nhân và các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn có liên quan theo quy định của pháp luật.
    3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
  • Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
  • Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
  • Giữ gìn và quảng bá hình ảnh nhân viên, cán bộ chuyên ngành Công nghệ cơ điện công trình trong cộng đồng và trong xã hội.
    III. Các điều kiện thực hiện chương trình
  1. Điều kiện tuyển sinh
  • Tuyển sinh theo kế hoạch tuyển sinh hàng năm của Nhà trường theo chỉ tiêu được phê duyệt;
  • Tuyển sinh theo xét điểm thi tốt nghiệp PTTH của học sinh và theo xét điểm học bạ cho 03 năm học PTTH của học sinh.
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) và D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)…
  1. Thực hiện chương trình
  • Ban chủ nhiệm Khoa, các bộ môn trực thuộc Khoa và các đơn vị trực thuộc trường có liên quan thực hiện hoặc phối hợp thực hiện;
  • Chuẩn đầu ra chuyên ngành Công nghệ cơ điện công trình sau khi được Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường trình Hiệu trưởng công bố sẽ được đăng công khai trên trang chủ (website) của Nhà trường, công bố tại các Khoa, bàn giao cho phòng Thanh tra – khảo thí và Đảm bảo chất lượng quản lý.

Phần 2: Chương trình đào tạo của ngành cơ điện công trình